Quyền và nghĩa vụ của bị đơn như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của bị đơn sẽ tuân thủ theo quy định Điều 72 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, cụ thể
– Bị đơn có quyền nhận thông báo từ Tòa án về việc bị khởi kiện, để được biết rõ lý do và nội dung của đơn kiện đối với mình.
– Bị đơn có quyền chấp nhận hoặc từ chối một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn hoặc các bên liên quan có yêu cầu độc lập, tức là quyền đối diện và đưa ra phản hồi với những yêu cầu mà các bên liên quan đã đưa ra.
– Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có những vấn đề liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn đối với yêu cầu phản tố được quy định tại Điều 71 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
– Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu độc lập đối với các bên liên quan có quyền lợi, nghĩa vụ và yêu cầu độc lập này có liên quan đến giải quyết vụ án. Điều này cho phép bị đơn yêu cầu độc lập các bên có quyền và nghĩa vụ khác nhau để đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong việc giải quyết vụ án. Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn đối với yêu cầu độc lập này được quy định tại Điều 71 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
– Trong trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án, bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác, tức là có quyền đưa ra đơn kiện mới liên quan đến những vấn đề mà yêu cầu phản tố hoặc độc lập không được giải quyết.
Những ai phải có mặt tài tòa khi xét xử?
Căn cứ theo Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, khi triệu tập hợp lệ lần thứ nhất:
- Đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa;
- Nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa;
- Nếu có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì vẫn xét xử.
Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
Nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
- Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
- Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
- Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Vắng mặt bị đơn tòa có xử không?
- Nếu bị đơn không tham gia được phiên tòa và cũng không có người đại diện tham gia phiên tòa, thì Tòa án phải hoãn phiên tòa.
- Nếu bị đơn không tham gia được và không có người đại diện tham gia, nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên tòa mà không có sự có mặt của bị đơn.
Nếu có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị đơn có thể vắng mặt
Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai:
- Nếu người bị kiện vắng mặt, nhưng có lý do chính đáng và không có người đại diện tham gia phiên tòa, Tòa án sẽ hoãn phiên tòa.
- Nếu bị đơn vắng mặt không có lý do chính đáng, không có người đại diện tham gia phiên tòa, Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn.
Sau khi bị đơn bị xét xử vắng mặt, họ vẫn được quyền kháng cáo. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa, thời hạn kháng cáo (15 ngày) sẽ tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. (Điều 273 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
Lý do chính đáng khiến người bị kiện vắng mặt tại phiên tòa có thể là sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan:
- Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
- Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người bị kiện không thể thực hiện được việc tham dự phiên tòa của mình, trong đó những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động có thể là: thiên tai, địch họa, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu,…
Một số lý do chính đáng thường gặp trên thực tế như:
- Do thiên tai, hoả hoạn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi xảy ra;
- Do bản thân ốm có giấy nghỉ ốm của cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp khám và điều trị;
- Do thân nhân bị ốm trong trường hợp cấp cứu và có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp tiếp nhận khám và điều trị. Thân nhân bị ốm bao gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con;…
Khi vắng mặt tại phiên tòa, người bị kiện cần nộp cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu, văn bản chứng minh việc vắng mặt của mình là có lý do chính đáng.
Bị đơn cố tình vắng mặt nhiều lần thì xử lý như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cụ thể như sau:
” 2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu bị đơn được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì tòa án sẽ xử lý như sau:
(1) Nếu bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn sẽ tiến hành xét xử vắng mặt họ
(2) Nếu bị đơn vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa
(3) Trường hợp bị đơn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
– Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
– Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Luật sư Bình và Cộng sự xin gửi đến quý anh chị thông tin liên quan đến vấn đề pháp lý này. Nếu quý anh chị đang phải đối mặt với bất kỳ vấn đề liên quan tới pháp luật, hoặc có những câu hỏi cần được giải đáp. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý anh chị.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 098 9084 777 (Luật sư Bình) – 0353 177 133 (Lê Tuấn Trợ lý)
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN AN BÌNH VÀ CỘNG SỰ
- Địa chỉ: Chung cư Ecohome 2, đường Tân Xuân, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, HN
- Hotline: 098 9084 777
- support@luatsubinh.vn
Trưởng Văn phòng là Thạc sỹ – Luật sư Nguyễn An Bình.
Luật sư Bình đã có trên 10 năm kinh nghiệm hành nghề, tham gia hàng ngàn vụ án hình sự, dân sự, thương mại, tranh chấp đất đai, tranh chấp ly hôn, tài sản với vai trò là luật sư tố tụng bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Luật sư Bình cũng từng là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và có thời gian công tác tại Viện Kiểm sát Nhân dân Bình Dương.
Luật sư Bình luôn nằm trong Top những Luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam, hiện tại đang có gần 700.000 người theo dõi trên nền tảng Tiktok và là khách mời thường xuyên của các đài truyền hình.