Skip to content
Luật sư BìnhLuật sư Bình
  • Menu
  • Văn phòng Luật sư Nguyễn An Bình
    Và cộng sự - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

    Mã số thuế: 0109028187

    • 098 9084 777
    • support@luatsubinh.vn
  • Vietnam Vietnam
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Cơ cấu tổ chức
    • Năng lực hoạt động của văn phòng
    • Sứ mệnh – Tầm nhìn
  • Dịch vụ pháp lý
    • Tham gia tố tụng
      • Tố tụng hình sự
      • Tố tụng dân sự
      • Tố tụng hành chính
    • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn Luật Hình sự
      • Tư vấn Luật Dân sự – Thừa kế
      • Tư vấn Luật Đất đai- Nhà ở
      • Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình
      • Tư vấn Luật Doanh nghiệp – Lao động
      • Tư vấn Luật Hành chính – NVQS
      • Tư vấn Luật Đầu tư – Cạnh tranh
      • Tư vấn Luật Giao thông
      • Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ
      • Tư vấn Luật Thuế – BHXH
    • Đại diện ngoài tố tụng
    • Các dịch vụ pháp lý khác
  • Hỏi Đáp
    • Kiến thức pháp luật
    • Kiến thức tổng hợp
    • Biểu mẫu – văn bản
  • Liên hệ

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự năm 2015

Trang chủ / Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự năm 2015

Mục lục

Toggle
  • Khái niệm tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
  • Đặc điểm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
  • Dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
    • Dấu hiệu khách thể
    • Mặt khách quan
    • Dấu hiệu chủ thể
    • Mặt chủ quan

Hiện nay, tình trạng tội phạm ở nước ta đang diễn biến hết sức phức tạp, một trong số đó là tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tính chất. Mức độ hậu quả do loại tội phạm này gây ra ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội tại các địa phương, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày của người dân. Trong bối cảnh này, Bộ luật hình sự 2015 đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu của các cá nhân, tổ chức khác nhau thông qua các điều luật liên quan.

Khái niệm tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 175 BLHS 2015 như sau

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Theo từ điển Luật học của Nxb Tư pháp tại trang 454 có nêu, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được hiểu là “hành vi lạm dụng việc được giao tài sản trên cơ sở hợp đồng để chiếm đoạt toàn bộ hay một phần tài sản đó”.

Như vậy, có thể coi hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ 4.000.000 đồng trở lên thì mới bị coi là phạm tội.

Từ những phân tích nêu trên, tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể được hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi vay, mượn, thuê tài sản hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức khác nhau rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản hay dùng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản, xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức được Nhà nước xác lập và bảo vệ.

Đặc điểm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Thứ nhất, người phạm tội thông qua một giao dịch hợp pháp, ngay thắng như vay, mượn, thuê tài sản hoặc các hình thức giao dịch bằng hợp động khác nhận được tài sản từ chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng tài sản hợp pháp.

Thứ hai, sau khi nhận được tài sản qua các giao dịch nêu trên, người phạm tội mới nảy sinh ý thức phạm tội, thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng cách dùng thủ đoạn gian dối hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mục dù có điều kiện trả, có khả năng trả nhưng vẫn cố tình không trả để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc tuy không có ý thức chiếm đoạt nhưng đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại cho chủ sở hữu.

Dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Dấu hiệu khách thể

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xâm phạm quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Đối tượng tác động của tội phạm là tài sản bao gồm vật và tiền. Quan hệ mà tội phạm này xâm phạm là quan hệ sở hữu.

Mặt khách quan

Thứ nhất, hành vi khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thể hiện bằng những thủ đoạn sau đây:

  • Việc chuyển giao tài sản từ người bị hại sang người phạm tội được thực hiện bởi một hợp đồng hợp pháp như vay, mượn, mua bán, vận chuyển,…
  • Sau khi đã nhận được tài sản, người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, qua đó mà chiếm đoạt tài sản của họ
  • Người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối để có được tài sản mà sau khi nhận tài sản một cách hợp pháp rồi bỏ trốn như không thanh toán, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản
  • Người phạm tội không có hành vi gian dối, không bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản nhưng lại sử dụng tài sản nhận được từ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản một cách hợp pháp vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản

Thứ hai, hậu quả của tội phạm: Hậu quả của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản, cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Theo đó, tài sản bị chiếm đoạt từ 4.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu dưới 4.000.000 đồng thì phải kèm theo yếu tố gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà đã vi phạm mới cấu thành tội.

Dấu hiệu chủ thể

Chủ thể thực hiện tội phạm này được xác định là chủ thể thường, có đủ hai dấu hiệu là (i) người đó có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định chịu trách nhiệm hình sự và (ii) không thuộc tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 21 BLHS 2015. Theo BLHS 2015, chỉ những người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể trở thành chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Mặt chủ quan

Thứ nhất, dấu hiệu lỗi: Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Thứ hai, mục đích của người phạm tội đặt ra là chiếm chiếm đoạt tài sản, chỉ xuất hiện sau khi người phạm tội nhận được tài sản bằng các giao dịch dân sự hợp pháp.

Thứ ba, động cơ phạm tội thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có nhiều loại như để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của bản thân, do tham lam…

Bài viết cùng chủ đề

  • Download (3) Vượt đèn đỏ, đèn vàng thì bị xử lý như thế nào?
  • Download Pháp luật Việt Nam về vi phạm hợp đồng thương mại
  • Download (4) Án lệ số 12/2017/AL về xác định trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất sau khi Tòa án đã hoãn phiên tòa
  • án Lệ 6 Án lệ số 06/2016/AL về vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài
  • án Lệ 8 Án lệ số 08/2016/AL về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm
  • Download (2) Thủ tục thành lập công ty TNHH tại Việt Nam
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
098 9084 777

support@luatsubinh.vn

Bài viết mới
  • 18
    Th10
    ISO 9001 – 2015 là gì? Chức năng bình luận bị tắt ở ISO 9001 – 2015 là gì?
  • Làm phiếu lý lịch tư pháp ở đâu? hết bao nhiêu tiền? Chức năng bình luận bị tắt ở Làm phiếu lý lịch tư pháp ở đâu? hết bao nhiêu tiền?
  • Giảm trừ gia cảnh là gì? Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay? Chức năng bình luận bị tắt ở Giảm trừ gia cảnh là gì? Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay?
  • Kinh doanh thực phẩm chức năng là nghành kinh doanh có điều kiện? Chức năng bình luận bị tắt ở Kinh doanh thực phẩm chức năng là nghành kinh doanh có điều kiện?
  • Đối tượng đăng ký bản công bố sản phẩm? Các đăng ký công bố sản phẩm? Chức năng bình luận bị tắt ở Đối tượng đăng ký bản công bố sản phẩm? Các đăng ký công bố sản phẩm?
Liên hệ

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN AN BÌNH VÀ CỘNG SỰ

  • Địa chỉ: Chung cư Ecohome 2, đường Tân Xuân, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, HN
  • Hotline: 098 9084 777
  • support@luatsubinh.vn
Mạng xã hội
  • Facebook
  • Instagram
  • Youtube
  • TikTok
Bản đồ chỉ dẫn
  • Nhắn tin qua Zalo
  • Nhắn tin qua Facebook
  • 098 9084 777
Copyright 2022 © Luật sư Bình All rights reserved. | Thiết kế bởi Hoà Bình Web
  • Vietnam Vietnam
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Cơ cấu tổ chức
    • Năng lực hoạt động của văn phòng
    • Sứ mệnh – Tầm nhìn
  • Dịch vụ pháp lý
    • Tham gia tố tụng
      • Tố tụng hình sự
      • Tố tụng dân sự
      • Tố tụng hành chính
    • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn Luật Hình sự
      • Tư vấn Luật Dân sự – Thừa kế
      • Tư vấn Luật Đất đai- Nhà ở
      • Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình
      • Tư vấn Luật Doanh nghiệp – Lao động
      • Tư vấn Luật Hành chính – NVQS
      • Tư vấn Luật Đầu tư – Cạnh tranh
      • Tư vấn Luật Giao thông
      • Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ
      • Tư vấn Luật Thuế – BHXH
    • Đại diện ngoài tố tụng
    • Các dịch vụ pháp lý khác
  • Hỏi Đáp
    • Kiến thức pháp luật
    • Kiến thức tổng hợp
    • Biểu mẫu – văn bản
  • Liên hệ