Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn là một trong các loại hình doanh nghiệp rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay nhờ một số đặc điểm nổi bật như đem lại rủi ro thấp cho người góp vốn, chủ công ty, dễ dàng kiểm soát vốn góp và chuyển nhượng vốn góp, không cho người lạ đầu tư vào công ty,…
Căn cứ pháp lý
Luật Doanh nghiệp 2020
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 885/QĐ-BKHĐT thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh
Phụ lục I.3, I.6, I.10 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Hồ sơ thành lập công ty TNHH
Khi thành lập công ty TNHH cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
• Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
• Điều lệ công ty
• Danh sách thành viên/cổ đông (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên)
• Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên)
Về con dấu doanh nghiệp, theo quy định, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin bắt buộc sau đây:
• Tên doanh nghiệp.
• Mã số doanh nghiệp.
Quy trình thành lập công ty TNHH
Quy trình thành lập công ty TNHH gồm 9 bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập công ty TNHH
• Chọn loại hình công ty: Để chọn loại hình công ty phù hợp thì dựa vào số lượng thành viên góp vốn:
• Nếu công ty chỉ có 1 người góp vốn thì chọn thành lập Công ty TNHH 1 thành viên.
• Nếu công ty có từ 2 người góp vốn trở lên nhưng không vượt quá 50 người thì chọn thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
• Đặt tên công ty: phải có đầy đủ 2 yếu tố: loại hình công ty và tên riêng của công ty.
• Loại hình công ty: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên.
• Tên riêng của công ty phải được viết thành những chữ cái trong “bảng 24 chữ cái Tiếng Việt”, ký tự và một số chữ cái khác: J, W, F, Z.
• Địa chỉ đặt trụ sở cho công ty: phải là địa chỉ chính xác, cụ thể, rõ ràng để giao dịch, hoạt động kinh doanh thực tế. Và trụ sở công ty có treo bảng hiệu.
• Vốn điều lệ công ty: là số vốn mà doanh nghiệp tự đăng ký để hoạt động.
• Ngành nghề kinh doanh: là những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Những ngành nghề có điều kiện kinh doanh phải đáp ứng đủ yêu cầu hoạt động của ngành.
• Người đại diện pháp luật: là người quản lý, điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Là người đại diện cho công ty làm các thủ tục, ký kết giấy tờ với cơ quan nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức khác.
Bước 2: Tra cứu, xác minh thông tin
Mỗi thông tin thành lập đều có quy định riêng, bạn cần đảm bảo các thông tin đã đáp ứng quy định trước khi soạn hồ sơ thành lập. Có thể được tóm tắt như sau:
• Tên công ty: Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên đã đăng ký kinh doanh trước đó.
• Địa chỉ thành lập: Không được là nhà chung cư, nhà tập thể, trừ khi chứng minh được mục đích sử dụng theo quy hoạch xây dựng là toà nhà văn phòng, dùng cho mục đích kinh doanh.
• Ngành nghề kinh doanh: Không giới hạn, có thể đăng ký dự phòng (không bắt buộc phải có hoạt động).
• Vốn điều lệ: Đăng ký phù hợp với vốn thực góp, phù hợp với ngành nghề kinh doanh và phù hợp với quy mô, trị giá giao dịch có thể phát sinh.
Bước 3: Soạn hồ sơ
Hồ sơ làm thủ tục thành lập công ty TNHH cần phải có:
• Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
• Điều lệ công ty;
• Danh sách thành viên góp vốn (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
• Nếu không phải là người đại diện thì cần giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ.
• Một số giấy tờ tùy thân:
• CMND bản sao công chứng không quá 3 tháng, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực (nếu thành viên là cá nhân);
• Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập (nếu là tổ chức);
• Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với nhà đầu tư nước ngoài).
Bước 4: Kiểm tra thông tin và ký hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ thông tin, hồ sơ làm thủ tục thành lập công ty TNHH,cần tiến hành kiểm tra thông tin và hồ sơ thêm một lần nữa trước khi mang đi nộp, nhằm hạn chế sơ suất, thiếu sót và không mất thời gian chỉnh sửa, bổ sung.
Bước 5: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp có thể trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố, nếu không có thể nộp qua internet qua cổng thông tin.
Bước 6: Bổ sung thông tin
Trong vòng 03 ngày làm việc, Sở KH&ĐT ra thông báo bổ sung, sửa đổi thông tin (nếu hồ sơ chưa hợp lệ).
Bước 7: Nhận kết quả
Nếu hồ sơ hợp lệ, đến Sở Kế hoạch và đầu tư nhận Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Bước 8: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, tiến hành đóng lệ phí thành lập: 200.000 đồng, lệ phí bố cáo thành lập: 300.000 đồng.
Sau đó, doanh nghiệp công bố nội dung đăng ký (gồm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh) lên Cổng thông tin quốc gia.
Bước 9: Khắc dấu pháp nhân và thông báo mẫu con dấu cho Sở KHĐT
Tiến hành khắc dấu pháp nhân cho doanh nghiệp và thực hiện đăng tải thông báo mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin mẫu con dấu.
Để kiểm tra thông tin mẫu dấu đăng tải Quý khách hàng truy cập website, nhập mã số doanh nghiệp và kiểm tra.
=> Đến đây, quy trình thủ tục thành lập công ty TNHH đã hoàn thành.
Như vậy, sau khi thành lập doanh nghiệp, những hồ sơ cần lưu trữ gồm:
• Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế);
• Dấu tròn công ty;
• Điều lệ công ty;
• Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH)/Danh sách cổ đông (đối với công ty CP);
• Thông báo về việc đăng tải thông tin mẫu con dấu của công ty;
• Giấy biên nhận công bố và biên lai công bố thông tin doanh nghiệp (300.000 đồng).