Thế nào là tội xâm phạm chỗ ở người khác?
Xâm phạm chỗ ở của người khác là việc thực hiện một hoặc nhiều hành vi được mô tả dưới đây:
+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác.
+ Đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ.
+ Có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.
Điều luật xử phạt vi phạm hành chính với hành vi xâm phạm chỗ ở người khác
Căn cứ vào điều 42 Hiến pháp quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:
“1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
Việc khám xét chỗ ở do luật định.”
Hành vi xâm phạm chỗ ở người khác là vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hành chính theo quy định
- Điều 59 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP có quy định:
“Điều 59. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.”
Nếu thực hiện hành vi này mà chưa cấu thành tội phạm hình sự thì phải chấp hành xử phạt vi phạm hành chính. Trong đó, tùy thuộc vào cách thức, mức độ nghiêm trọng của hành vi thực hiện. Nếu có có thêm sự đe dọa bạo lực, hành vi này có tính côn đồ, nghiêm trọng hơn. Mức phạt cao nhất có thể áp dụng là 500 nghìn đồng. - Căn cứ điểm c, khoản 5, Điều 12, Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng với hành vi: “Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Căn cứ điểm e, khoản 2, Điều 15, Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng với hành vi: “Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Mức phạt với tội “Xâm phạm chỗ ở của người khác”
Hai khung hình phạt với tội “Xâm phạm chỗ ở của người khác”
Tại Điều 158, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định các khung hình phạt đối với tội “Xâm phạm chỗ ở của người khác” như sau:
Khung 01:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm trong trường hợp sử dụng một trong các hành vi dưới đây xâm nhập chỗ ở của người khác:
Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.
Khung 02:
Phạt tù từ 01 – 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
Có tổ chức;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Phạm tội 02 lần trở lên;
Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 – 05 năm.
Xâm phạm chỗ ở và thực hiện hành vi đánh người thì đi tù bao nhiêu năm?
Hành vi đánh người gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
“1.Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”.
Văn phòng Luật sư Bình và Cộng sự xin gửi đến quý anh chị thông tin liên quan đến vấn đề pháp lý này. Nếu quý anh chị đang phải đối mặt với bất kỳ vấn đề liên quan tới pháp luật, hoặc có những câu hỏi cần được giải đáp. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý anh chị.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 098 9084 777 (Luật sư Bình) – 0353 177 133 (Lê Tuấn Trợ lý)
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN AN BÌNH VÀ CỘNG SỰ
- Địa chỉ: Chung cư Ecohome 2, đường Tân Xuân, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, HN
- Hotline: 098 9084 777
- support@luatsubinh.vn
Trưởng Văn phòng là Thạc sỹ – Luật sư Nguyễn An Bình.
Luật sư Bình đã có trên 10 năm kinh nghiệm hành nghề, tham gia hàng ngàn vụ án hình sự, dân sự, thương mại, tranh chấp đất đai, tranh chấp ly hôn, tài sản với vai trò là luật sư tố tụng bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Luật sư Bình cũng từng là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và có thời gian công tác tại Viện Kiểm sát Nhân dân Bình Dương.
Luật sư Bình luôn nằm trong Top những Luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam, hiện tại đang có gần 700.000 người theo dõi trên nền tảng Tiktok và là khách mời thường xuyên của các đài truyền hình.