“Cây của nhà tôi do thời tiết mưa gió quá mạnh đã rơi cành xuống làm vỡ kính ô tô của người khác để gần đó, nhà tôi có phải bồi thường hay không?”
Theo Điều 604 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra như sau:
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015 lại quy định:
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Như vậy, trường hợp cây cối gây thiệt hại cho người khác thì người sở hữu cây cối đó phải bồi thường thiệt hại theo Điều 604 Bộ Luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, chủ sở hữu có thể được miễn trừ trách nhiệm bồi thường nếu xác định được việc cây đổ gây thiệt hại là do sự kiện bất khả kháng.
Trong trường hợp bão làm đổ cây mà gây thiệt hại tài sản cho người khác như làm hỏng ôtô , xe máy thì cần xác định trường hợp này có phải là bất khả kháng hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bất khả kháng như sau:
“Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra ngoài ý chí của con người khiến chúng ta không thể lường trước và khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết, khả năng cho phép”
Như vậy, một sự kiện được xem là bất khả kháng phải đáp ứng đủ 2 điều kiện. Thứ nhất, sự kiện này phải là sự kiện khách quan xảy ra không phục thuộc vào ý chí của con người như bão, lũ, động đất, sóng thần…Thứ 2 người có trách nhiệm đã phải áp dụng các biện pháp cần thiết, khả năng cho phép ứng phó với sự kiện này.
Tóm lại với tình huống cây đổ vào ô tô người khác gây thiệt hại có 2 trường hợp chính:
Thứ nhất, chủ sở hữu cây cối đã khắc phục mọi biện pháp trước đó. Ví dụ đã chặt bỏ cành cây sâu mục, gia cố cây cối trước khi mưa bão xảy ra… Nhưng với sức bão, mưa gió quá lớn cây bị đổ dẫn đến thiệt hại tài sản của người khác. Trường hợp này, chủ sở hữu cây cối có thể không phải bồi thường thiệt hại theo khoản 2 Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015.
Tuy nhiên, trong trường hợp chủ sở hữu mặc dù biết được cây cối có nguy cơ gẫy đổ, đã được cơ quan chức năng yêu cầu chặt hạ hoặc tỉa bớt… nhưng cố tình không chấp hành. Với trường hợp này, chủ sở hữu có thể vẫn phải bồi thường nếu như cây cối đổ gẫy gây thiệt hại cho người khác.
Văn phòng Luật sư Bình và Cộng sự xin gửi đến quý anh chị thông tin liên quan đến vấn đề pháp lý này. Nếu quý anh chị đang phải đối mặt với bất kỳ vấn đề liên quan tới pháp luật, hoặc có những câu hỏi cần được giải đáp. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý anh chị.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 098 9084 777 (Luật sư Bình) – 0353 177 133 (Lê Tuấn Trợ lý)
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN AN BÌNH VÀ CỘNG SỰ
- Địa chỉ: Chung cư Ecohome 2, đường Tân Xuân, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, HN
- Hotline: 098 9084 777
- support@luatsubinh.vn
Trưởng Văn phòng là Thạc sỹ – Luật sư Nguyễn An Bình.
Luật sư Bình đã có trên 10 năm kinh nghiệm hành nghề, tham gia hàng ngàn vụ án hình sự, dân sự, thương mại, tranh chấp đất đai, tranh chấp ly hôn, tài sản với vai trò là luật sư tố tụng bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Luật sư Bình cũng từng là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và có thời gian công tác tại Viện Kiểm sát Nhân dân Bình Dương.
Luật sư Bình luôn nằm trong Top những Luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam, hiện tại đang có gần 800.000 người theo dõi trên nền tảng Tiktok và là khách mời thường xuyên của các đài truyền hình.