Nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về tình nghĩa vợ chồng:
- Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
- Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Tội hiếp dâm là gì?
Khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội hiếp dâm:
- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy, mặc dù việc quan hệ tình dục có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, đối với chủ thể tội hiếp dâm thì không ngoại trừ người thực hiện hành vi có mối quan hệ vợ chồng với nạn nhân. Do đó, nếu vợ/chồng dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực… để ép người còn lại phải giao cấu trái ý muốn của họ thì tùy vào tính chất, mức độ mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm.
Chồng cưỡng ép quan hệ tình dục có được xem là Bạo lực gia đình không?
Mới nhất, căn cứ Điều 3 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về những hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
– Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
– Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
– Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
– Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
– Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
– Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
– Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
– Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
– Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
– Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
– Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
– Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
– Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
– Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
Như vậy, hành vi cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng được xem là bạo lực gia đình
Chồng ép quan hệ tình dục bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình, bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
+ Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
Căn cứ Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình, bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
+ Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
Chồng ép quan hệ tình dục bị truy cứu hình sự hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định như sau:
Tội hiếp dâm
- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Theo đó, cấu thành Tội hiếp dâm bao gồm:
Khách thể: Xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, tính mạng, sức khỏe của nạn nhân.
Mặt khách quan: có hành vi phạm tội như sau nhằm giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.
– Dùng vũ lực;
– Đe dọa dùng vũ lực;
– Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân;
– Thủ đoạn khác
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý.
Chủ thể tội phạm: Người có năng lực trách nhiệm hình sự
Theo đó, Bộ luật Hình sự không có quy định hạn chế về chủ thể thực hiện tội phạm ngoài việc chủ thể này phải có năng lực trách nhiệm hình sự. Tức là, người vợ/chồng thực hiện hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục trong hôn nhân cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh này khi thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm.
Tuy nhiên, lưu ý dối với tội hiếp dâm theo khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự thì việc khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Tức là người thực hiện hành vi này chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có yêu cầu của bên vợ/ chồng là phía bị hại còn lại.
Vợ không gửi đơn thì chồng được tha không?
Vụ án hình sự liên quan đến Tội hiếp dâm chỉ khởi tố khi có yêu cầu của bị hại, hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Vì vậy nếu vợ không yêu cầu khởi tố, chồng sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp luật.
Vợ ép chồng quan hệ thì có phạm tội hay không?
Điều 134 BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017 quy định Tội hiếp dâm. Hành vi của tội này là bất kỳ ai vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân. Như vậy chủ thể thực hiện hành vi phạm tội có thể là nữ giới với hành vi thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái. Nên vợ ép chồng quan hệ tình dục vẫn sẽ bị xử lý hình sự.
Văn phòng Luật sư Bình và Cộng sự xin gửi đến quý anh chị thông tin liên quan đến vấn đề pháp lý này. Nếu quý anh chị đang phải đối mặt với bất kỳ vấn đề liên quan tới pháp luật, hoặc có những câu hỏi cần được giải đáp. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý anh chị.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 098 9084 777 (Luật sư Bình) – 0353 177 133 (Lê Tuấn Trợ lý)
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN AN BÌNH VÀ CỘNG SỰ
- Địa chỉ: Chung cư Ecohome 2, đường Tân Xuân, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, HN
- Hotline: 098 9084 777
- support@luatsubinh.vn
Trưởng Văn phòng là Thạc sỹ – Luật sư Nguyễn An Bình.
Luật sư Bình đã có trên 10 năm kinh nghiệm hành nghề, tham gia hàng ngàn vụ án hình sự, dân sự, thương mại, tranh chấp đất đai, tranh chấp ly hôn, tài sản với vai trò là luật sư tố tụng bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Luật sư Bình cũng từng là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và có thời gian công tác tại Viện Kiểm sát Nhân dân Bình Dương.
Luật sư Bình luôn nằm trong Top những Luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam, hiện tại đang có gần 700.000 người theo dõi trên nền tảng Tiktok và là khách mời thường xuyên của các đài truyền hình.