Tôi được biết tiền giả là phạm pháp, nhưng tôi bị một kẻ trả lại tiền khi mua hàng bằng tiền giả mà không hề hay biết, liệu tôi đang sở hữu tiền giả và mua bán nó có bị đi tù không?
- Hữu Phước – HCM
Văn phòng Luật sư Bình và Cộng sự xin gửi đến anh Phước thông tin tư vấn vấn đề này như sau:
Thứ nhất, chúng ta cần biết thế nào được coi là Tiền giả?
Theo Điều 17 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định như sau:
- Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản “Nợ” đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản “Có” của Ngân hàng Nhà nước.”
=> Theo đó thì tiền giả là loại tiền không do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành mà do một cá nhân, tổ chức khác tự ý phát hành ra thị trường.
Thứ hai, làm tiền giả, mua bán bằng tiền giả có phạm tội không?
Theo theo Điều 23 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định:
“1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.
Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.”
=> Như vậy thì hành vi làm tiền giả, cũng như lưu hành tiền giả bị pháp luật cấm.
Thứ ba, dùng tiền giả mua hàng có phạm pháp không?
Thứ nhất, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
Cấu thành của tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả như sau:
– Mặt khách quan:
Hành vi làm tiền giả: làm tiền giả thông qua các hành vi in, photo, vẽ, hoặc các hình thức khác nhằm mục đích tạo ra tiền giống tiền thật, nhằm lừa gạt người dùng sử dụng.
Hành vi tàng trữ tiền giả: tàng trữ tiền giả thông qua hành vi cất giữ dưới bất kỳ hình thức nào.
Hành vi vận chuyển tiền giả: vận chuyển tiền giả từ nơ này qua nơi khác bằng mọi hình thức , mọi phương tiện như xe, tàu, máy bay, …
Hành vi lưu hành tiền giả: lưu hành tiền giả thông qua các hành vi sử dụng tiền giả để thanh toán, trao đổi hàng hóa, …
– Mặt chủ quan: Do lỗi cố ý của người thực hiện, cố gắng bằng mọi thủ đoạn khiến người nhận tiền tin vào giá trị đồng tiền.
– Khách thể: xâm phạm đến quy định của nhà nước về quản lý tiền tệ.
– Chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự từ đủ 16 tuổi trở lên, không thuộc các trường hợp được loại trừ , miễn trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, đây là hành vi cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, hành vi vi phạm phải đáp ứng các yếu tố: “dùng thủ đoạn gian dối” và “chiếm đoạt tài sản của người khác”. Cụ thể:
– Khách thể: hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
– Chủ thể: là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.
– Mặt khách quan: hành vi dùng thủ đoạn gian dối, đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) thông qua lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản làm cho người có tài sản tin là sự thật nên đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối để họ chiếm đoạt.
– Mặt chủ quan: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật và mong muốn chiếm đoạt tài sản của người khác.
=> Ý định chiếm đoạt tài sản bao giờ cũng này sinh trước khi thực hiện hành vi lừa đảo.
Thứ tư, dùng tiền giả mua hàng hóa thì xử lý một hay nhiều tội?
Vấn đề này cơ quan chức năng cần tiến hành điều tra, xác minh vụ việc. Nếu cả người mua và bán đều biết đó là tiền giả thì không phạm tội Lừa đảo.Sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Còn đối với trường hợp người sử dụng tiền giả biết tiền giả nhưng cố ý sử dụng để mua bán hàng hóa mà người nhận không biết được thì ngoài tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thứ năm, mức xử phạt đối với tội sử dụng tiền giả là bao nhiêu?
Căn cứ vào quy định tại Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại Khoản 20 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tiền tệ Việt Nam như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với các hành vi:
Khi phát hiện tiền giả loại mới mà không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền;
Khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả mà không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền;
Bố trí người chưa qua tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả hoặc chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tiền thực hiện công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả;
Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi:
Không thu giữ tiền giả khi phát hiện;
+Không tạm giữ tiền khi nghi ngờ tiền giả;
Khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả mà không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả.
– Đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
– Ngoài ra còn bị tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm; buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm sao chụp, in ấn tiền giả; buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Truy tố trách nhiệm hình sự
Tùy theo mức độ vi phạm mà mức xử phạt hình sự đối với hành vi này cũng khác nhau, cụ thể:
Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
Người phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Người phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Thứ sáu, tôi dùng tiền giả mà không biết có vi phạm pháp luật không?
Nếu bạn hoàn toàn không biết tờ tiền mình sử dụng mua bán bình thường là giả thì bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc xác minh lỗi là mấu chốt của vấn đề, quy định rõ tại Điều 10 và Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015:
Theo đó cố ý phạm tội là nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc để mặc hậu quả xảy ra.
Còn vô ý phạm tội là tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa; hoặc không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù hậu quả đó buộc người thực hiện hành vi đó phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Do đó, việc sử dụng tiền giả để mua hàng hóa là điều cấm của pháp luật và pháp luật quy định phải biết được hậu quả của nó, cho dù người sử dụng tiền giả thực hiện với lỗi cố ý hay lỗi vô ý thì đều phạm tội. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bạn chứng minh được rằng mình không có lỗi khi thực hiện hành vi này thì bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Văn phòng Luật sư Bình và Cộng sự xin gửi đến quý anh chị thông tin liên quan đến vấn đề pháp lý này. Nếu quý anh chị đang phải đối mặt với bất kỳ vấn đề liên quan tới pháp luật, hoặc có những câu hỏi cần được giải đáp. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý anh chị.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 098 9084 777 (Luật sư Bình) – 0353 177 133 (Lê Tuấn Trợ lý)
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN AN BÌNH VÀ CỘNG SỰ
- Địa chỉ: Chung cư Ecohome 2, đường Tân Xuân, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, HN
- Hotline: 098 9084 777
- support@luatsubinh.vn
Trưởng Văn phòng là Thạc sỹ – Luật sư Nguyễn An Bình.
Luật sư Bình đã có trên 10 năm kinh nghiệm hành nghề, tham gia hàng ngàn vụ án hình sự, dân sự, thương mại, tranh chấp đất đai, tranh chấp ly hôn, tài sản với vai trò là luật sư tố tụng bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Luật sư Bình cũng từng là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và có thời gian công tác tại Viện Kiểm sát Nhân dân Bình Dương.
Luật sư Bình luôn nằm trong Top những Luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam, hiện tại đang có gần 700.000 người theo dõi trên nền tảng Tiktok và là khách mời thường xuyên của các đài truyền hình.