Skip to content
Luật sư BìnhLuật sư Bình
  • Menu
  • Văn phòng Luật sư Nguyễn An Bình
    Và cộng sự - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

    Mã số thuế: 0109028187

    • 098 9084 777
    • support@luatsubinh.vn
  • Vietnam Vietnam
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Cơ cấu tổ chức
    • Năng lực hoạt động của văn phòng
    • Sứ mệnh – Tầm nhìn
  • Dịch vụ pháp lý
    • Tham gia tố tụng
      • Tố tụng hình sự
      • Tố tụng dân sự
      • Tố tụng hành chính
    • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn Luật Hình sự
      • Tư vấn Luật Dân sự – Thừa kế
      • Tư vấn Luật Đất đai- Nhà ở
      • Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình
      • Tư vấn Luật Doanh nghiệp – Lao động
      • Tư vấn Luật Hành chính – NVQS
      • Tư vấn Luật Đầu tư – Cạnh tranh
      • Tư vấn Luật Giao thông
      • Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ
      • Tư vấn Luật Thuế – BHXH
    • Đại diện ngoài tố tụng
    • Các dịch vụ pháp lý khác
  • Hỏi Đáp
    • Kiến thức pháp luật
    • Kiến thức tổng hợp
    • Biểu mẫu – văn bản
  • Liên hệ

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo BLHS 2015

Trang chủ / Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo BLHS 2015

Mục lục

Toggle
  • Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo BLHS 2015 (phần 2)
  • Dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
    • Khách thể của tội phạm 
    • Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 
    • Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 
    • Mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 
  • Khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo BLHS 2015 (phần 2)

Dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khách thể của tội phạm 

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản, bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản khác. Điều kiện để những tài sản này được coi là đối tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm: (i) tài sản phải là những vật chất cụ thể, là sản phẩm lao động do con người tạo ra, có giá trị và giá trị sử dụng (ti vi, tủ lạnh,…); (ii) tài sản phải thuộc quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) của chủ sở hữu và (iii) phải có khả năng dịch chuyển quyền sở hữu. 

Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể nhưng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm khi thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và ở trong tình trạng không được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 21 của BLHS 2015.

Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

Mặt khách quan của tội phạm này bao gồm hai hành vi hành vi dùng thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản của người bị hại. Hành vi lừa dối là thủ đoạn để thực hiện hành vi chiếm đoạt, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối. 

Mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

Mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là các trạng thái tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm do người đó thực hiện và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi ấy. Các trạng thái tâm lý đó bao gồm lỗi, mục đích và động cơ phạm tội. 

Cụ thể, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội khi thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã nhận thức được hành vi dùng thủ đoạn gian dối và chiếm đoạt tài sản của mình là nguy hiểm cho xã hội, từ đó thấy trước được hậu quả do hành vi do gây ra là hạn chế khả năng thực hiện quyền sở hữu của người có tài sản và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. 

Khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

Khung cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với một trong các trường hợp:

+  Tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng

+ Tài sản dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Khung hai: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Khung ba: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung bốn: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Ngoài ra, trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Theo đó, dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng kèm các hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

+ Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.

Như vậy, người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là tù chung thân.

Bài viết cùng chủ đề

  • Download (2) Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự năm 2015
  • Download (4) Án lệ số 12/2017/AL về xác định trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất sau khi Tòa án đã hoãn phiên tòa
  • Download (5) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự (phần 1)
  • Download (5) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự (phần 2)
  • Download (1) Bình luận cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam đối với phân ngành dịch vụ bán lẻ trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP.
  • Download (2) Thủ tục thành lập công ty TNHH tại Việt Nam
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
098 9084 777

support@luatsubinh.vn

Bài viết mới
  • 18
    Th10
    ISO 9001 – 2015 là gì? Chức năng bình luận bị tắt ở ISO 9001 – 2015 là gì?
  • Làm phiếu lý lịch tư pháp ở đâu? hết bao nhiêu tiền? Chức năng bình luận bị tắt ở Làm phiếu lý lịch tư pháp ở đâu? hết bao nhiêu tiền?
  • Giảm trừ gia cảnh là gì? Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay? Chức năng bình luận bị tắt ở Giảm trừ gia cảnh là gì? Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay?
  • Kinh doanh thực phẩm chức năng là nghành kinh doanh có điều kiện? Chức năng bình luận bị tắt ở Kinh doanh thực phẩm chức năng là nghành kinh doanh có điều kiện?
  • Đối tượng đăng ký bản công bố sản phẩm? Các đăng ký công bố sản phẩm? Chức năng bình luận bị tắt ở Đối tượng đăng ký bản công bố sản phẩm? Các đăng ký công bố sản phẩm?
Liên hệ

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN AN BÌNH VÀ CỘNG SỰ

  • Địa chỉ: Chung cư Ecohome 2, đường Tân Xuân, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, HN
  • Hotline: 098 9084 777
  • support@luatsubinh.vn
Mạng xã hội
  • Facebook
  • Instagram
  • Youtube
  • TikTok
Bản đồ chỉ dẫn
  • Nhắn tin qua Zalo
  • Nhắn tin qua Facebook
  • 098 9084 777
Copyright 2022 © Luật sư Bình All rights reserved. | Thiết kế bởi Hoà Bình Web
  • Vietnam Vietnam
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Cơ cấu tổ chức
    • Năng lực hoạt động của văn phòng
    • Sứ mệnh – Tầm nhìn
  • Dịch vụ pháp lý
    • Tham gia tố tụng
      • Tố tụng hình sự
      • Tố tụng dân sự
      • Tố tụng hành chính
    • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn Luật Hình sự
      • Tư vấn Luật Dân sự – Thừa kế
      • Tư vấn Luật Đất đai- Nhà ở
      • Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình
      • Tư vấn Luật Doanh nghiệp – Lao động
      • Tư vấn Luật Hành chính – NVQS
      • Tư vấn Luật Đầu tư – Cạnh tranh
      • Tư vấn Luật Giao thông
      • Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ
      • Tư vấn Luật Thuế – BHXH
    • Đại diện ngoài tố tụng
    • Các dịch vụ pháp lý khác
  • Hỏi Đáp
    • Kiến thức pháp luật
    • Kiến thức tổng hợp
    • Biểu mẫu – văn bản
  • Liên hệ